Đừng cố SPAM, sẽ cấm vĩnh viễn ngay và luôn

Toàn quốc Viêm tủy răng khi mang thai và cách điều trị an toàn

Review nha khoa

Thành viên cấp 1
Tham gia
21/8/23
Bài viết
329
Thích
0
Điểm
16
#1
Viêm tủy răng khi mang thai có thể gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống và ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của mẹ bầu. Về lâu dài, bệnh còn tác động đến sự phát triển của thai nhi. Để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, bà bầu nên tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện bất thường.

Dấu hiệu nhận biết viêm tủy răng khi mang thai
Viêm tủy răng là một trong những bệnh nha khoa thường gặp. Bệnh lý này xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào khoang tủy gây viêm nhiễm, phá hủy các tế bào thần kinh và mạch máu. Vì có kết cấu mềm hơn so với ngà răng và men răng nên viêm tủy răng tiến triển nhanh hơn so với các bệnh nhiễm khuẩn răng khác.

Viêm tủy răng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào nhưng ảnh hưởng nhiều hơn đến người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, hệ miễn dịch suy giảm và phụ nữ mang thai. Theo ước tính, khoảng 75% mẹ bầu gặp phải các vấn đề nha khoa trong thai kỳ. Trong đó, viêm tủy răng là một trong những bệnh nha khoa thường gặp.
Để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời, mẹ bầu có thể phát hiện bệnh qua một số dấu hiệu như sau:

Khi tủy răng mới bị viêm nhiễm, răng bắt đầu xuất hiện cảm giác đau nhức và ê buốt. Lúc này, cơn đau chỉ nhói lên khi dùng thức ăn quá nóng, quá lạnh, thực phẩm chua/ ngọt, cơn đau khu trú ở răng bị tổn thương và chỉ gây đau trong thời gian ngắn.
Theo thời gian, mức độ cơn đau tăng lên, đau có thể tự phát vào ban đêm gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của mẹ bầu
Sau một thời gian tiến triển, tủy răng bị hoại tử hoàn toàn. Lúc này, mẹ bầu gần như không cảm nhận thấy cơn đau hay cảm giác ê buốt do mạch máu và các dây thần kinh bên trong tủy răng đã bị hư hại nặng.
Gặp khó khăn khi ăn uống, vị giác thay đổi dẫn đến chán ăn và ăn uống ít
Viêm tủy răng còn có thể gây hôi miệng, men răng thường có màu xám hoặc đen do không còn được nuôi dưỡng.
Nguyên nhân gây viêm tủy răng khi mang thai
Viêm tủy răng ở phụ nữ mang thai thường có liên quan đến sự thay đổi của nội tiết tố cùng với thói quen ăn uống và sinh hoạt. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể là hệ quả do các bệnh nha khoa có sẵn từ trước.
Xem thêm: nha khoa thúy đức

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây viêm tủy răng ở bà bầu:

1. Nội tiết tố thay đổi
Khi mang thai, hormone progesterone và estrogen có sự thay đổi đột ngột để ngăn xảy ra kinh nguyệt và đảm bảo phôi thai bám chắc vào thành tử cung. Điều này còn giúp cơ thể mẹ có những sự thay đổi để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, thay đổi hormone đột ngột cũng gây ra không ít phản ứng bất lợi.
2. Do chế độ dinh dưỡng
Với ảnh hưởng của hormone thai kỳ, nhiều bà bầu có xu hướng thích ăn chua hoặc ăn ngọt bất thường. Tình trạng này thường xảy ra trong khoảng 3 – 4 tháng đầu thai kỳ. Thay đổi khẩu vị và thói quen ăn uống là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm tủy răng.
3. Vệ sinh răng miệng kém
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều sự thay đổi. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển và gây ra nhiều vấn đề nha khoa. Vì vậy trong thời gian này, mẹ bầu cần chú ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
4. Chấn thương răng mạnh
Viêm tủy răng khi mang thai cũng có thể xảy ra do chấn thương. Chấn thương mạnh có thể làm đứt các mạch máu nuôi dưỡng tủy khiến tủy bị hoại tử ngay tức thì. Ngoài ra, va đập mạnh có thể khiến răng bị sứt mẻ, tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm tủy răng.

5. Do ảnh hưởng của các bệnh răng miệng
Ngoài những nguyên nhân kể trên, viêm tủy răng khi mang thai cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng của các bệnh răng miệng như:
Sâu răng: Sâu răng là bệnh nha khoa thường gặp nhất. Đây là tình trạng nhiễm khuẩn của răng, đặc trưng bởi hiện tượng vi khuẩn phát triển gây hòa tan các mô cứng của men răng và ngà răng. Khi sâu răng ăn vào tủy, vi khuẩn sẽ gây viêm nhiễm và tổn thương tủy răng.
Viêm nha chu: Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng tổ chức bao xung quanh răng như mô nướu, dây chằng nha chu, xương ổ răng,… Bệnh lý này là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Sau một thời gian tiến triển, vi khuẩn từ mô nướu có thể đi ngược vào bên khoang tủy thông qua kẽ hở của chân răng gây ra bệnh viêm tủy răng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm tủy răng ở bà bầu, trong đó nội tiết tố thay đổi được xem là yếu tố có vai trò chính. Yếu tố này không chỉ gây ra viêm tủy răng mà còn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa thường gặp khác như sâu răng, viêm lợi (viêm nướu), viêm nha chu, viêm tủy răng, áp xe chân răng,…

Viêm tủy răng ở bà bầu có nguy hiểm không?
Viêm tủy răng vốn là bệnh nha khoa có mức độ nghiêm trọng và tiến triển nhanh. Ban đầu, vi khuẩn chỉ gây tổn thương một phần nhỏ tủy răng và hoàn toàn có thể hồi phục nếu chữa trị sớm. Tuy nhiên, giai đoạn này kéo dài trong thời gian ngắn và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn viêm tủy răng không hồi phục. Đối với viêm tủy răng, giải pháp ưu tiên là chữa tủy (điều trị nội nha) để bảo tồn răng và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang những cơ quan khác.

Nếu chủ quan, vi khuẩn có thể gây áp xe chân răng, áp xe niêm mạc má, viêm nhiễm sàn miệng, vùng dưới lưỡi và các cơ quan xung quanh. Đối với phụ nữ mang thai, vi khuẩn có thể đi vào tuần hoàn máu và trú ngụ trong cơ thể của thai nhi. Thực tế cho thấy, bà bầu mắc các bệnh nha khoa thường có nguy cơ sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân, hệ miễn dịch kém,…

Ngoài ra, viêm tủy răng còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và gián tiếp tác động đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, bệnh lý này khiến mẹ bầu khó ngủ, mất ngủ, ăn uống kém và mệt mỏi. Theo thời gian, sức khỏe của mẹ bị ảnh hưởng đáng kể khiến thai nhi phát triển chậm, thấp bé, nhẹ cân.
Xem thêm: nha khoa ava dental

Cách chữa viêm tủy răng khi mang thai an toàn
Thời điểm “vàng” để chữa tủy răng cho phụ nữ mang thai là vào 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là khoảng thời gian thai nhi đã ổn định và nguy cơ khi dùng thuốc cũng thấp hơn so với 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, nếu viêm tủy răng bùng phát vào đầu hoặc cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra phương án điều trị.

1. Đặt thuốc diệt tủy, điều trị nội nha
Đặt thuốc diệt tủy là giải pháp tối ưu đối với bà bầu bị viêm tủy răng. Bởi sử dụng thuốc tê trong giai đoạn mang thai không được khuyến khích. Hầu hết các loại thuốc gây tê tại chỗ đều có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như dị ứng, kích ứng,…
2. Chăm sóc tại nhà
Ngoài các phương pháp y tế, mẹ bầu cũng có thể giảm nhẹ cơn đau và các triệu chứng khó chịu do viêm tủy răng gây ra bằng một số mẹo như:

Chườm đá
Súc miệng với nước lá trầu không
Lá bạc hà tươi
Phòng ngừa viêm tủy răng khi mang thai
Các bệnh nha khoa nói chung và viêm tủy răng nói riêng đều ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu lẫn thai nhi. Do đó, bà bầu cần chủ động phòng ngừa bệnh lý này để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Các phòng ngừa bệnh viêm tủy răng khi mang thai:

Giữ vệ sinh răng miệng là biện pháp hiệu quả, an toàn có thể phòng ngừa viêm tủy răng cùng với các bệnh lý nha khoa thường gặp. Mẹ bầu nên chải răng 2 – 3 lần/ ngày, súc miệng với dung dịch sát khuẩn và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Uống nhiều nước để trung hòa axit do vi khuẩn bài tiết, ngăn ngừa hình thành mảng bám và đảm bảo hoạt động sản xuất nước bọt. Trong trường hợp bị khô miệng, nên dùng kẹo ngậm hoặc kẹo cao su không đường để kích thích khoang miệng tiết nước bọt. Nước bọt có khả năng kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn và phòng ngừa các bệnh nha khoa hiệu quả.
Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường và axit. Các thực phẩm này không chỉ gây hại cho răng miệng mà còn tác động xấu đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu khoáng chất,… để nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường men răng. Ngoài ra, xây dựng chế độ ăn hợp lý trong thời gian mang thai còn giúp thai nhi phát triển tốt và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe ở mẹ bầu.
Viêm tủy răng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi. Để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé, bà bầu nên chủ động thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường.
 

Đối tác

Top