Sâu răng gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến tài chính. Các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra phân tử G43, ngăn ngừa việc hình thành các lỗ sâu trên răng.
Trong tương lai, sâu răng - căn bệnh hành hạ khoảng 2,3 tỷ người, tức là khoảng 1/3 dân số trên thế giới có thể sẽ sớm bị đẩy lùi. Đó là nhờ một công trình nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Alabama ở Birmingham, Mỹ.
Tuy không phải căn bệnh chết người, nhưng sâu răng không chỉ gây ra sự đau đớn, khó chịu, bất tiện cho người bệnh mà còn ảnh hưởng lớn đến tài chính của họ. Khi phải điều trị sâu răng, hoặc tệ hơn là phải nhổ răng sâu đi và trồng răng giả là bệnh nhân đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc của mình.
Xem thêm: lam rang su dep
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Alabama ở Birmingham, Mỹ đã tạo ra một phân tử nhỏ có tên là G43 có khả năng ngăn ngừa việc hình thành các lỗ sâu trên răng. Quá trình này được thực hiện bằng cách ngăn chặn loại enzyme độc hại chủ chốt trong các biến thể của vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus, không cho nó bám vào bề mặt răng.
Nghiên cứu được thực hiện trên chuột được cho ăn các thức ăn thúc đẩy việc hình thành các lỗ sâu răng. Khi có mặt loại phân tử này, các biến thể của vi khuẩn Streptococcus không thể tạo ra một loại màng sinh học dính và có tác dụng bảo vệ, giúp nó bám vào bề mặt răng và tại đây, ăn mòn men răng bằng cách tạo ra axit lactic.
Theo một nghiên cứu vào năm 2015 của Global Burden of Disease, một tổ chức gồm hơn 1800 nhà nghiên cứu ở 127 quốc gia thì khoảng 2,3 tỷ người trên thế giới bị sâu răng vĩnh viễn. Những biện pháp ngăn ngừa căn bệnh này như việc đánh răng và dùng nước súc miệng có thể loại bỏ các vi khuẩn trong miệng bằng nhưng có hiệu quả rất hạn chế.
Tuy nhiên, trong thí nghiệm nói trên của các nhà khoa học Mỹ, thức ăn của chuột được cho nhiễm vi khuẩn S. và răng của chúng được điều trị bằng phân tử G43 hai ngày một lần trong bốn tuần. Kết quả cho thấy tình trạng sâu răng đã được cải thiện một cách vô cùng ấn tượng.
Xem thêm: lam rang implant dep
Ngoài ra, theo giáo sư, tiến sĩ Hui Wu tại khoa Nha khoa, giám đốc Trung tâm Quần thể Vi khuẩn, thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, Mỹ và là một trong những người nghiên cứu chính, kết quả này còn có thể mở ra cách điều trị mới không chỉ cho riêng tình trạng sâu răng, mà còn cho nhiều căn bệnh khác do vi khuẩn gây nên.
Một tin vui nữa là theo các nhà nghiên cứu, loại phân tử này rất dễ tổng hợp và có thể làm thành thuốc để ngăn chặn và điều trị sớm căn bệnh sâu răng khó chịu.
Trong tương lai, sâu răng - căn bệnh hành hạ khoảng 2,3 tỷ người, tức là khoảng 1/3 dân số trên thế giới có thể sẽ sớm bị đẩy lùi. Đó là nhờ một công trình nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Alabama ở Birmingham, Mỹ.
Tuy không phải căn bệnh chết người, nhưng sâu răng không chỉ gây ra sự đau đớn, khó chịu, bất tiện cho người bệnh mà còn ảnh hưởng lớn đến tài chính của họ. Khi phải điều trị sâu răng, hoặc tệ hơn là phải nhổ răng sâu đi và trồng răng giả là bệnh nhân đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc của mình.
Xem thêm: lam rang su dep
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Alabama ở Birmingham, Mỹ đã tạo ra một phân tử nhỏ có tên là G43 có khả năng ngăn ngừa việc hình thành các lỗ sâu trên răng. Quá trình này được thực hiện bằng cách ngăn chặn loại enzyme độc hại chủ chốt trong các biến thể của vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus, không cho nó bám vào bề mặt răng.
Nghiên cứu được thực hiện trên chuột được cho ăn các thức ăn thúc đẩy việc hình thành các lỗ sâu răng. Khi có mặt loại phân tử này, các biến thể của vi khuẩn Streptococcus không thể tạo ra một loại màng sinh học dính và có tác dụng bảo vệ, giúp nó bám vào bề mặt răng và tại đây, ăn mòn men răng bằng cách tạo ra axit lactic.
Theo một nghiên cứu vào năm 2015 của Global Burden of Disease, một tổ chức gồm hơn 1800 nhà nghiên cứu ở 127 quốc gia thì khoảng 2,3 tỷ người trên thế giới bị sâu răng vĩnh viễn. Những biện pháp ngăn ngừa căn bệnh này như việc đánh răng và dùng nước súc miệng có thể loại bỏ các vi khuẩn trong miệng bằng nhưng có hiệu quả rất hạn chế.
Tuy nhiên, trong thí nghiệm nói trên của các nhà khoa học Mỹ, thức ăn của chuột được cho nhiễm vi khuẩn S. và răng của chúng được điều trị bằng phân tử G43 hai ngày một lần trong bốn tuần. Kết quả cho thấy tình trạng sâu răng đã được cải thiện một cách vô cùng ấn tượng.
Xem thêm: lam rang implant dep
Ngoài ra, theo giáo sư, tiến sĩ Hui Wu tại khoa Nha khoa, giám đốc Trung tâm Quần thể Vi khuẩn, thuộc Đại học Alabama tại Birmingham, Mỹ và là một trong những người nghiên cứu chính, kết quả này còn có thể mở ra cách điều trị mới không chỉ cho riêng tình trạng sâu răng, mà còn cho nhiều căn bệnh khác do vi khuẩn gây nên.
Một tin vui nữa là theo các nhà nghiên cứu, loại phân tử này rất dễ tổng hợp và có thể làm thành thuốc để ngăn chặn và điều trị sớm căn bệnh sâu răng khó chịu.