Người thiết kế ánh sáng xứng đáng được coi là một nghệ sỹ. Trong sự kiện, ngoài sân khấu thì ánh sáng được coi là linh hồn của toàn bộ sự kiện. Cùng với âm thanh, ánh sáng giúp cảm xúc của chương trình thêm dâng trào và nâng cao hiệu ứng của người xem.
Tại Việt Nam, nghề thiết kế ánh sáng tương đối mới mẻ và chưa có nhiều trường Đại học đào tạo về chuyên ngành này. Những người theo nghề sự kiện, đa phần là tự học hoặc rẽ từ một ngành khác sang. Tuy nhiên, đứng trên góc độ là một người tổ chức sự kiện, thì người thiết kế cũng cần tuân thủ một số yếu tố cơ bản sau:
Nắm rõ chức năng của từng thiết bị: Có rất nhiều thiết bị sử dụng trong việc tổ chức sự kiện. Đặc biệt là một số thiết bị ánh sáng. Các loại đèn phổ biến được dùng như: đèn Parled, Parcan, Moving head, Follow Spotlight… Tùy mỗi một sự kiện sẽ có những thiết bị phù hợp. Thông qua tổ chức các chương trình khác nhau, các bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm nên sử dụng thiết bị chiếu sáng nào cho sự kiện nào là phù hợp.
Biết được hướng chiếu sáng: Hướng chiếu sáng chính là vị trí mà bạn sẽ đặt nguồn sáng để tạo hiệu ứng mong muốn. Ví dụ: muốn sáng mặt người biểu diễn thì cần đặt nguồn sáng ở trước mặt. Một số hướng chiếu sáng cơ bản trong các sự kiện như: hướng mặt, hướng đỉnh, hướng ngược, hướng bên gà,..
Góc chiếu sáng: giúp cho hướng chiếu sáng đạt được mục tiêu và đúng điểm. Thông thường, các đạo diễn sẽ để góc chiếu sáng là 45 độ. Đây là góc chiếu sáng lý tưởng giúp làm nổi bật diễn viên trên sân khấu.
Màu sắc ánh sáng: giúp làm nổi bật các diễn viên. Mỗi nhà thiết kế sẽ có cách phối màu khác nhau. Nếu như trước kia màu sắc thường tuân theo một số quy tắc về loại hình sự kiện, thì hiện nay theo xu hướng thiết kế ánh sáng hiện đại. Màu sắc không cần tuân theo nguyên tắc nào cả. Tùy vào gu thẩm mỹ mà mỗi người sẽ có kiểu phối màu khác nhau.
Cường độ ánh sáng: sau khi hoàn thành xong thiết kế ánh sáng cơ bản về góc chiếu, hướng chiếu hay màu sắc, cần quan tâm đến cường độ ánh sáng. Không nên để những màu sắc trữ tình vào những bản nhạc sôi động. Đây được coi là yếu tố hoàn thành mạch cảm xúc ở trên sân khấu.
Để có một chương trình thành công, người thiết kế cần đọc hiểu kịch bản để có thể nắm bắt được mạch cảm xúc. Thông thường các ý tưởng được nảy sinh trong đầu và thực hiện hóa bằng các sự kiện. Các bạn có thể xem thêm các bước cơ bản về thiết kế ánh sáng sự kiện tại đây.
Rất nhiều các Agency chuyên về tổ chức sự kiện như Push, Stars Media,.. Bạn có thể liên hệ các công ty quảng cáo để có một chương trình sự kiện chỉnh chu, thành công, tốt đẹp.
Tại Việt Nam, nghề thiết kế ánh sáng tương đối mới mẻ và chưa có nhiều trường Đại học đào tạo về chuyên ngành này. Những người theo nghề sự kiện, đa phần là tự học hoặc rẽ từ một ngành khác sang. Tuy nhiên, đứng trên góc độ là một người tổ chức sự kiện, thì người thiết kế cũng cần tuân thủ một số yếu tố cơ bản sau:
Nắm rõ chức năng của từng thiết bị: Có rất nhiều thiết bị sử dụng trong việc tổ chức sự kiện. Đặc biệt là một số thiết bị ánh sáng. Các loại đèn phổ biến được dùng như: đèn Parled, Parcan, Moving head, Follow Spotlight… Tùy mỗi một sự kiện sẽ có những thiết bị phù hợp. Thông qua tổ chức các chương trình khác nhau, các bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm nên sử dụng thiết bị chiếu sáng nào cho sự kiện nào là phù hợp.
Biết được hướng chiếu sáng: Hướng chiếu sáng chính là vị trí mà bạn sẽ đặt nguồn sáng để tạo hiệu ứng mong muốn. Ví dụ: muốn sáng mặt người biểu diễn thì cần đặt nguồn sáng ở trước mặt. Một số hướng chiếu sáng cơ bản trong các sự kiện như: hướng mặt, hướng đỉnh, hướng ngược, hướng bên gà,..
Góc chiếu sáng: giúp cho hướng chiếu sáng đạt được mục tiêu và đúng điểm. Thông thường, các đạo diễn sẽ để góc chiếu sáng là 45 độ. Đây là góc chiếu sáng lý tưởng giúp làm nổi bật diễn viên trên sân khấu.
Màu sắc ánh sáng: giúp làm nổi bật các diễn viên. Mỗi nhà thiết kế sẽ có cách phối màu khác nhau. Nếu như trước kia màu sắc thường tuân theo một số quy tắc về loại hình sự kiện, thì hiện nay theo xu hướng thiết kế ánh sáng hiện đại. Màu sắc không cần tuân theo nguyên tắc nào cả. Tùy vào gu thẩm mỹ mà mỗi người sẽ có kiểu phối màu khác nhau.
Cường độ ánh sáng: sau khi hoàn thành xong thiết kế ánh sáng cơ bản về góc chiếu, hướng chiếu hay màu sắc, cần quan tâm đến cường độ ánh sáng. Không nên để những màu sắc trữ tình vào những bản nhạc sôi động. Đây được coi là yếu tố hoàn thành mạch cảm xúc ở trên sân khấu.
Để có một chương trình thành công, người thiết kế cần đọc hiểu kịch bản để có thể nắm bắt được mạch cảm xúc. Thông thường các ý tưởng được nảy sinh trong đầu và thực hiện hóa bằng các sự kiện. Các bạn có thể xem thêm các bước cơ bản về thiết kế ánh sáng sự kiện tại đây.
Rất nhiều các Agency chuyên về tổ chức sự kiện như Push, Stars Media,.. Bạn có thể liên hệ các công ty quảng cáo để có một chương trình sự kiện chỉnh chu, thành công, tốt đẹp.