Để hiểu rõ được tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp thì việc lập báo cáo tài chính là vô cùng cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, để hoàn thành báo cáo theo mẫu báo cáo tài chính nội bộ hàng tháng đúng quy định thì không phải công việc dễ dàng. Bài viết dưới đây của AZTAX sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo quan trọng và bắt buộc phải có trong báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp. Vì nhờ có báo cáo này mà những khoản thu chi, lãi lỗ hay những khoản phát sinh khác trong quá trình hoạt động khác của doanh nghiệp được thể hiện rõ ràng và chi tiết hơn. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh này được lập dựa trên Mẫu B02-DNN ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh có 5 cột chính:
- Cột A: Các chỉ tiêu cần có trong báo cáo
- Cột B: Mã số tương ứng với các chỉ tiêu
- Cột C: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu trên bản Thuyết minh báo cáo tài chính
- Cột 1: Tổng số phát sinh trong năm báo cáo
- Cột 2: Số liệu năm trước dùng để so sánh.
Về cơ sở để lập báo cáo:
- Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ.
2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo giúp các nhà quản trị có thể nắm bắt được các dòng tiền hiện có của doanh nghiệp. Đây là báo cáo giúp các nhà quản trị quản lý, kiểm soát được các dòng tiền của doanh nghiệp. Dựa vào Mẫu số B03-DNN được ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 2 cách, trực tiếp và gián tiếp. Dù lập theo phương pháp nào thì báo cáo cũng phải có 3 yếu tố chính sau:
+ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
+ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
+ Dòng tiền từ hoạt động tài chính
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
Trong phương pháp này, các luồng tiền thu và chi ra từ hoạt động kinh doanh sẽ được xác định và trình bày bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
Đối với phương pháp gián tiếp, doanh nghiệp lập báo cáo các luồng tiền thu vào và chi ra từ hoạt động kinh doanh, được tính và xác định bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các luồng tiền từ hoạt động đầu tư,...
3. Bảng cân đối kế toán
Dựa vào Mẫu số B01-DNN được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC để lập bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán này giúp các nhà quản trị nắm bắt được toàn bộ tài sản và giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Trong bảng báo cáo này luôn phải thể hiện được 4 yếu tố chính:
- Tài sản ngắn hạn
- Tài sản dài hạn
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu
Khi doanh nghiệp thực hiện bảng cân đối kế toán cần chú ý những vấn đề sau:
- Hiểu và tuân thủ chính xác các nguyên tắc về lập và trình bày báo cáo
- Trình bày riêng biệt các khoản Tài sản và Nợ phải trả tùy vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
- Đối với trường hợp các doanh nghiệp không dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt tài sản ngắn hạn và dài hạn thì tài sản, nợ phải trả phải được trình bày theo tính giảm dần
- Thực hiện kiểm tra và đối chiếu các số liệu liên quan.
4. Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối tài khoản là bảng báo cáo giúp nhà quản trị đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những số liệu được trình bày trên bảng cân đối tài khoản sẽ là căn cứ để đối chiếu và kiểm tra số liệu được trình bày trong báo cáo tài chính. Dựa vào Mẫu số F01-DNN ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC để lập bảng cân đối kế toán này.
Một số lưu ý cho doanh nghiệp thì làm bảng cân đối tài khoản:
- Tổng phát sinh bên Có và bên Nợ phải bảng nhau
- Tổng số dư bên Có và bên Nợ phải bằng nhau
- Cần phải kiểm tra và đối chiếu số liệu thật kỹ sau khi lập bảng cân đối tài khoản để đảm bảo bảng cân đối chính xác nhất.
5. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là bảng báo cáo cuối cùng trong báo cáo tài chính nội bộ hàng tháng. Bảng báo cáo này được lập để giải thích, phân tích và bổ sung các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhờ có bản báo cáo này mà các nhà quản trị có thể nắm bắt và hiểu chính xác hơn về tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Bản thuyết minh báo cáo tài chính được lập theo Mẫu số B09-DNN ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC.
Khi doanh nghiệp thực hiện bản thuyết minh báo cáo tài chính cần chú ý những nội dung sau:
- Trình bày các thông tin chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác theo đúng quy định của các chuẩn mực kế toán.
- Cung cấp các thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác nhưng lại cần thiết và hợp lý trong việc trình bày tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Trình bày bản thuyết minh phải có hệ thống nhất định, rõ ràng, chính xác.
Xem chi tiết hơn qua bài viết: Mẫu báo cáo nội bộ cuối tháng
6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính nội vay ngân hàng uy tín cho doanh nghiệp
Để lập được báo cáo tài chính nội bộ theo đúng mẫu báo cáo tài chính nội bộ theo quy định thì cần phải chuẩn bị rất nhiều các loại hồ sơ, báo cáo liên quan. Không những vậy, nếu bộ phận kế toán không đủ kinh nghiệm, hiểu biết để làm các loại hồ sơ, báo cáo đó thì rất dễ xảy ra sai sót, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ lập báo cáo tài chính nội bộ hàng tháng tại AZTAX, chúng tôi tự tin sẽ đem đến dịch vụ với những lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
Đọc thêm bài: Báo cáo nội bộ công ty
Qua bài viết trên, hy vọng có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn về vấn đề lập báo cáo tài chính nội bộ hàng tháng. Doanh nghiệp cần biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí.
CÔNG TY TNHH AZTAX
Hotline: 0932.383.089
Email: cs@aztax.com.vn
1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo quan trọng và bắt buộc phải có trong báo cáo tài chính nội bộ của doanh nghiệp. Vì nhờ có báo cáo này mà những khoản thu chi, lãi lỗ hay những khoản phát sinh khác trong quá trình hoạt động khác của doanh nghiệp được thể hiện rõ ràng và chi tiết hơn. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh này được lập dựa trên Mẫu B02-DNN ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh có 5 cột chính:
- Cột A: Các chỉ tiêu cần có trong báo cáo
- Cột B: Mã số tương ứng với các chỉ tiêu
- Cột C: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu trên bản Thuyết minh báo cáo tài chính
- Cột 1: Tổng số phát sinh trong năm báo cáo
- Cột 2: Số liệu năm trước dùng để so sánh.
Về cơ sở để lập báo cáo:
- Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ.
2. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo giúp các nhà quản trị có thể nắm bắt được các dòng tiền hiện có của doanh nghiệp. Đây là báo cáo giúp các nhà quản trị quản lý, kiểm soát được các dòng tiền của doanh nghiệp. Dựa vào Mẫu số B03-DNN được ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo 2 cách, trực tiếp và gián tiếp. Dù lập theo phương pháp nào thì báo cáo cũng phải có 3 yếu tố chính sau:
+ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
+ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
+ Dòng tiền từ hoạt động tài chính
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
Trong phương pháp này, các luồng tiền thu và chi ra từ hoạt động kinh doanh sẽ được xác định và trình bày bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp
Đối với phương pháp gián tiếp, doanh nghiệp lập báo cáo các luồng tiền thu vào và chi ra từ hoạt động kinh doanh, được tính và xác định bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các luồng tiền từ hoạt động đầu tư,...
3. Bảng cân đối kế toán
Dựa vào Mẫu số B01-DNN được ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC để lập bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán này giúp các nhà quản trị nắm bắt được toàn bộ tài sản và giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Trong bảng báo cáo này luôn phải thể hiện được 4 yếu tố chính:
- Tài sản ngắn hạn
- Tài sản dài hạn
- Nợ ngắn hạn
- Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu
Khi doanh nghiệp thực hiện bảng cân đối kế toán cần chú ý những vấn đề sau:
- Hiểu và tuân thủ chính xác các nguyên tắc về lập và trình bày báo cáo
- Trình bày riêng biệt các khoản Tài sản và Nợ phải trả tùy vào chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
- Đối với trường hợp các doanh nghiệp không dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt tài sản ngắn hạn và dài hạn thì tài sản, nợ phải trả phải được trình bày theo tính giảm dần
- Thực hiện kiểm tra và đối chiếu các số liệu liên quan.
4. Bảng cân đối tài khoản
Bảng cân đối tài khoản là bảng báo cáo giúp nhà quản trị đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những số liệu được trình bày trên bảng cân đối tài khoản sẽ là căn cứ để đối chiếu và kiểm tra số liệu được trình bày trong báo cáo tài chính. Dựa vào Mẫu số F01-DNN ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC để lập bảng cân đối kế toán này.
Một số lưu ý cho doanh nghiệp thì làm bảng cân đối tài khoản:
- Tổng phát sinh bên Có và bên Nợ phải bảng nhau
- Tổng số dư bên Có và bên Nợ phải bằng nhau
- Cần phải kiểm tra và đối chiếu số liệu thật kỹ sau khi lập bảng cân đối tài khoản để đảm bảo bảng cân đối chính xác nhất.
5. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là bảng báo cáo cuối cùng trong báo cáo tài chính nội bộ hàng tháng. Bảng báo cáo này được lập để giải thích, phân tích và bổ sung các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhờ có bản báo cáo này mà các nhà quản trị có thể nắm bắt và hiểu chính xác hơn về tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp. Bản thuyết minh báo cáo tài chính được lập theo Mẫu số B09-DNN ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC.
Khi doanh nghiệp thực hiện bản thuyết minh báo cáo tài chính cần chú ý những nội dung sau:
- Trình bày các thông tin chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác theo đúng quy định của các chuẩn mực kế toán.
- Cung cấp các thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác nhưng lại cần thiết và hợp lý trong việc trình bày tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Trình bày bản thuyết minh phải có hệ thống nhất định, rõ ràng, chính xác.
Xem chi tiết hơn qua bài viết: Mẫu báo cáo nội bộ cuối tháng
6. Dịch vụ lập báo cáo tài chính nội vay ngân hàng uy tín cho doanh nghiệp
Để lập được báo cáo tài chính nội bộ theo đúng mẫu báo cáo tài chính nội bộ theo quy định thì cần phải chuẩn bị rất nhiều các loại hồ sơ, báo cáo liên quan. Không những vậy, nếu bộ phận kế toán không đủ kinh nghiệm, hiểu biết để làm các loại hồ sơ, báo cáo đó thì rất dễ xảy ra sai sót, ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp. Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ lập báo cáo tài chính nội bộ hàng tháng tại AZTAX, chúng tôi tự tin sẽ đem đến dịch vụ với những lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp.
Đọc thêm bài: Báo cáo nội bộ công ty
Qua bài viết trên, hy vọng có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn về vấn đề lập báo cáo tài chính nội bộ hàng tháng. Doanh nghiệp cần biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí.
CÔNG TY TNHH AZTAX
Hotline: 0932.383.089
Email: cs@aztax.com.vn